23/4/15

Sử dụng mã MORSE

Cảm ơn các bạn đã xem bài viết của mình. Nếu có gì chưa được các bạn cứ comment nhé. Cảm ơn và Hẹn gặp lại nhé trong tương lai gần nhé ;-)

Nguồn: Thu thập trên mạng, tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau.

     Trong những trường hợp nguy cấp hay ở trại, Morse lại đóng một vai trò hết sức cần thiết. Khi ở khoảng cách xa, lại không có thiết bị liên lạc điện tử, ta cần một cách liên lạc khác thay thế, và đó là khi mã MORSE phát huy tác dụng.
     Từ nhiều bộ phim, thấy nhiều người sử dụng cách này để liên lạc, nên mình cũng muốn lưu lại một chút, học một chút, phòng khi cần thiết, vì chẳng ai đoán biết trước được điều gì cả :)


Bản mã MORSE quốc tế

 Cách tưởng tượng ra kí hiệu mã MORSE


Mẫu tự được Việt hóa

*> QUY LUẬT QUỐC TẾ
  • GỌI: NW hoặc AAAA (ký hiệu này thường nhầm với việc tập họp trại nên khuyên dùng NW)
  • HẾT BẢN TIN: AR
  • HẨN: DD
  • ĐỢI: AS
  • BỎ CHỮ: HH (đôi khi có thể thổi tốc độ nhanh liên tục nhiều lần một tín hiệu nào đó, nhiều khi không cần quy ước khi người nhận tin đã quen vơi ký hiệu đó).
  • NHẮC LẠI : IMI
  • ĐÃ HIỂU BẢN TIN : VE
  • SẴN SÀNG NHẬN TIN : K
  • NGƯNG : XX
  • KHÔNG CÓ NGHĨA : OS
NẾU DÙNG ÁNH SÁNG
  • THÊM ÁNH SÁNG : LL
  • BỚT ÁNH SÁNG : PP
  • DÙNG ÁNH SÁNG ĐỎ : RR
  • DÙNG ÁNH SÁNG TRẮNG : BB
  • KIỂM TRA LẠI NGỌN LỬA : RF
CÁC DẤU DÙNG TRONG LIÊN LẠC
  • CHẤM : AAA
  • PHẨY : MIM
  • GẠCH ĐẦU DÒNG : THT
  • PHÂN SỐ : DN
  • HỎI : IMI
  • NGOẶC ĐƠN : KK
DẤU HIỆU CẤP CỨU SOS (SAVE OUR SOULS) :
    CHỈ DÙNG TRONG VIỆC KHẨN CẤP VÀ NHỮNG TRƯỜNG HỢP NGUY HIỂM. KHÔNG DÙNG ĐỂ ĐÙA GIỠN. KHI THỔI TÍN HIỆU NÀY NÊN THỔI NHANH DỒN DẬP, ĐỀU.


*> Các bước thực hiện phát một bản tin bằng tín hiệu Mosre:
  • Chuẩn bị: Một hồi te thật dài
  • Tín hiệu bắt đầu bản tin: Có một số tài liệu sử dụng nhiều chữ A để khởi đầu bản tin. Nhưng chính xác nhất là ta thổi 2 chữ NW khoảng mấy lần.
  • Nội dung bản tin: Thông thường tốc độ khoảng 15 ký tự/1 phút. Thổi rành mạch từng ký tự, hết một chữ thì nghỉ một chút, hết một câu thì nghỉ lâu hơn một chút. Thường thì nên thổi 2-3 lần. 
  • Hiệu chấm dứt bản tin: Thổi chữ AR mấy lần.
*> Người nhận tin:
C1: Viết ra giấy chấm-gạch rồi dịch. Hoặc trình độ cao dịch ra chữ luôn.
C2: Sử dụng tháp MORSE

     

   CÁCH SỬ DỤNG THÁP MORSE

  • Nếu chữ khởi đầu bằng TE (-), ta sử dụng phần NỬA THÁP BÊN TRÁI. Theo đó:
  • Nếu âm tiếp theo là TE (-), ta sẽ đi theo hướng ngang.
  • Nếu âm tiếp theo là TIC (.), ta sẽ đi theo hướng lên.

Bảng thap Morse

Ví dụ:
TE – TE – TIC – TE sẽ là NỬA THÁP TRÁI – NGANG – LÊN – NGANG: sẽ là chữ Q.
  • Nếu chữ khởi đầu bằng TIC (.), ta sử dụng phần NỬA THÁP BÊN PHẢI.
  •  Theo đó:
  • Nếu âm tiếp theo là TE (-), ta sẽ đi theo hướng ngang.
  • Nếu âm tiếp theo là TIC (.), ta sẽ đi theo hướng lên.
Ví dụ: TIC – TIC – TE – TIC sẽ là NỬA THÁP PHẢI – NGANG – LÊN – NGANG: sẽ là chữ F.

*> Các phương pháp truyền tin:

  • Dùng âm thanh: còi, tiếng gõ, nhạc cụ…
  • Cờ: dang 2 tay= tè, 1 tay = tích
  • Khói: dùng cành cây tươi hay vải ướt che lại . tích : đếm 1-3 che lại. tè : 1-8
  • Ánh sáng : dùng lửa , đèn pin , gương … nhịp điệu như khói.
  • Gõ lên vách tường
  • Ngoài ra còn các phương pháp khác thì người phát tin và nhận tin quy ước với nhau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét